Theo Quyết định số 193/QĐ-KTPTNT về việc tổ chức phân công giảng viên và sinh viên K64 ngành Kinh tế tài chính chất lượng cao đi thực hành nghề nghiệp tại các cơ sở từ ngày 21/11/2022 tới ngày 31/12/2022. Trên cơ sở đó hai giảng viên của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn là TS. Trần Đức Trí và TS. Nguyễn Thị Lý đã đồng hành cùng 21 sinh viên trong suốt quá trình thực hành nghề nghiệp tại các cơ sở.

Nhằm đảm bảo sự đa dạng hóa của ngành Kinh tế tài chính trong vận dụng vào thực tiễn ở các cơ sở, các tập đoàn, các công ty… thì việc liên hệ địa bàn cũng được liên hệ chuẩn bị tích cực. Đồng thời đảm bảo tính chủ động tích cực từ các sinh viên nhóm hướng dẫn thực hành nghề nghiệp cũng đã tiến hành đồng thời cả hai cách thức chọn địa bàn thực hành, đó là  hình thành tổ nhóm (12 sinh viên) và tự liên hệ địa bàn thực hành (9 sinh viên) với sự đa dạng các loại hình công ty, doanh nghiệp, tập đoàn và hoàn toàn phù hợp với ngành Kinh tế tài chính chất lượng cao. Cụ thể đoàn đã triển khai thực tập trên diện rộng với các cơ sở như sau: Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Yên Lập ở Quảng Yên, Quảng Ninh; Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông – Tecapro ở Dịch vọng Hậu, Quận Cầu giấy, TP Hà Nội; Công ty Cổ Phẩn Sản Xuất và Thương Mại Thời Trang Thiên Quang ở Số 38 Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội; Công Ty Cổ Phần Vận Tải Và Dịch Vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh ở Thành Phố Vinh ,Tỉnh Nghệ An; Công Ty CP 22-Quân Đội ở Quận Long Biên,Thành phố Hà Nội; Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Sông Lam ở Phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La; Trung tâm anh ngữ Doraemon ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh PGD Sài Đồng ở Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

leftcenterrightdel
Sinh viên K64 lớp Kinh tế tài chính chất lượng cao chụp ảnh trước tại Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Yên Lập ở Quảng Yên, Quảng Ninh 

 

Để thực hiện tốt về chuyên môn nhóm giảng viên hướng dẫn cũng đã chuẩn bị chu đáo các khâu trước khi triển khai xuống các cơ sở  như tập huấn về những quy định trong suốt quá trình thực hành nghề nghiệp, cách tức tiếp cận địa bàn, các phương thức và hình thức dân vận, cách thức tổ chức làm việc nhóm, hướng dẫn các em sinh viên cách viết báo cáo,… trong suốt quá trình thực tập các giảng viên liên tục trao đổi tương tác với các em sinh viên nhằm hỗ trợ các vấn đề về chuyên môn cũng như các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình ở địa bàn thực tập; kết thúc quá trình thực hành nghề nghiệp ở địa phương nhóm giảng viên tiếp tục hỗ trợ giải đáp những thắc mắc về chuyên môn, chia sẻ các thức trình bày báo cáo và sau đó nghiêm túc tiến hành nghiệm thu các báo cáo của các tổ nhóm và cá nhân. Trên cơ sở đánh giá về chất lượng chuyên môn, ý thức trong suốt quá trình diễn ra thực hành nghề nghiệp nhóm giảng viên hướng dẫn đã đánh giá rất cao trình độ, ý thức của các sinh viên.

Sau khi kết thúc đợt thực hành nghề nghiệp đối với ngành Kinh tế tài chính chất lượng cao nhóm cũng đã lấy ý kiến đánh giá của các bên liên quan nhằm đánh giá khách quan nhất về đợt thực hành nghề nghiệp của các em sinh viên:

(1) Đối với lấy ý kiến cơ sở thực tập: số phiếu phát ra và thu về là 7 phiếu. Đại đa số đề đồng tình thống nhất rằng: thời gian và khoảng thời gian là hợp lý, nội dung phù hợp với lĩnh vực hoạt động của đơn vị, nội dung thực tập cần thiết cho nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp, nội dung phù hợp với xu thế hiện tại của nghề, sinh viên tiếp cận tốt với các kiến thức tại cơ sở thực tập, sinh viên hoàn thành tốt các công việc được giao, sinh viên chủ động trong giao tiếp và trao đổi với người lao động tại đơn vị, sinh viên có ý thưc kỷ luật cao trong công việc,

(2) Đối với ý kiến của giảng viên: đều đồng nhất cho rằng kế hoạch tổ chức tốt, địa điểm và thời điểm là phù hợp, tổng thời gian là hợp lý, việc triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch, số lượng sinh viên được phân công là hợp lý, sinh viên có thái độ tích cực trong suốt quá trình thực tập, sinh viên tiếp thu được các kiến thức hữu ích gắn liền với ngành đào tạo, người hướng dẫn tại cơ sở tiwhc cực phối hợp với giảng viên trong suốt quá trình để quán lý và hướng dẫn sinh viên. Và đặc biệt nhìn chung sinh viên biết đem những kiến thức đã học trong Học viện Nông nghiệp ra vận dụng vào trong thực tiễn, đồng thời các kiến thức thực tiễn cũng bổ khuyết, hỗ trợ rất nhiều đối với các em sinh viên. Bên cạnh đó, các em sinh viên còn học tập được tính tự chủ, làm việc độc lập, làm việc nhóm, dân vận tốt trong suốt quá trình diễn ra thực hành nghề nghiệp.

(3) Về ý kiến của sinh viên (21 phiếu) cũng đa phần đồng nhất cho rằng: (a) Chương trình Thực hành nghề nghiệp: có nội dung phù hợp với chuyên ngành đào tạo, kế hoạch cụ thể rõ ràng và hoàn toàn hợp lý, địa điểm linh động và phù hợp, tổng thời gian là hợp lý; (b) Giảng viên hướng dẫn: công bố rõ ràng công khai học phần, phổ biến đầy đủ các quy định và kế hoạch, hướng dẫn giải đáp các thắc mắc nhiệt tình, quan tâm tới giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm cho sinh viên, giám sát song hành cùng với sinh viên chặt chẽ và phù hợp, có tác phong sư phạm mẫu mực, rõ ràng các tiêu chí đánh giá cho điểm và kiểm tra; (c) Cán bộ hướng dẫn ở cơ sở: Phổ biến đầy đủ nội quy và quy chế ở cơ sở, giúp sinh viên xây dựng kế hoạch thực tập, giám sát quá trình thực tập, nhận xét đánh gia kết quả thực tập của sinh viên khách quan; (d) Hoạt dộng tại cơ sở: Được tiếp cận với các nội dung liên quan tới ngành nghề đào tạo, phát triển thêm kiến thức và các kỹ năng khác, tham gia các hoạt động chuyên môn tại cơ sở, được rèn luyệt ý thức tổ chức kỷ luật; (e). Kết quả: sinh viên có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, hoàn thiện được trình độ và các kỹ năng mềm khác.

Kết thúc đợt thực hành nghề nghiệp các bên có liên quan nhìn chung đánh giá cao đợt thực hành nghề nghiệp này, tương tác giữa các bên (cơ sở, giảng viên, sinh viên) vẫn được giữ vững và ngày càng thắm chặt. Bản thân các bạn sinh viên luôn mong muốn có nhiều hơn nữa những cơ hội được đi thực hành nghề nghiệp ở các cở sở với sự đa dạng về loại hình.

Người viết bài: TS. Trần Đức Trí