GIỚI THIỆU CHUNG
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường (Department of Resources and Environmental Economics) được thành lập vào năm 2008, là đơn vị trực thuộc Khoa Kinh tế và quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sự ra đời của Bộ môn đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của Khoa Kinh tế và quản lý nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới chương trình và đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo của Khoa và Học viện. Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường đã và đang là một bộ môn chủ lực trong đào tạo và bồi dưỡng các ngành học, môn học liên quan đến lĩnh vực kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường, góp phần đào tạo nên đội ngũ cán bộ kinh tế có chuyên môn sâu trên khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Hiện tại, Bộ môn có 11 cán bộ giảng dạy, trong đó có 1 giáo sư, 1 phó giáo sư, 8 tiến sĩ, và 1 thạc sĩ được đào tạo chính quy dài hạn trong và ngoài nước tại Nhật Bản, Philippines, Đức, Bỉ, Thái Lan. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn đều là những người tâm huyết với nghề, luôn phấn đấu, nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện vì sự nghiệp giáo dục. Cùng với đội ngũ giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, thế hệ cán bộ trẻ không ngừng nâng cao năng lực và trình độ, nhiệt tình, năng động và sáng tạo trong công việc, góp phần củng cố vững chắc sự phát triển của Bộ môn trong dài hạn.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÔN
- Về đào tạo: Luôn cập nhật và cải tiến nội dung giảng dạy, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng và mới nhất, đáp ứng kịp thời với sự phát triển kinh tế của đất nước. Lĩnh vực đào tạo mũi nhọn của bộ môn là Kinh tế & quản lý tài nguyên môi trường và Quản lý & phát triển nguồn nhân lực.
- Về nghiên cứu khoa học: Tăng cường thực hiện các nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao, giải quyết các vấn đề cấp thiết trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện các chính sách quản lý cấp địa phương và quốc gia. Bên cạnh đó, các thành viên của bộ môn tích cực xuất bản kết quả nghiên cứu trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước, nâng cao vị thế khoa học của Bộ môn, Khoa và Học viện.
- Về hợp tác: Giữ vững và phát huy những mối liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước, không ngừng mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, trở thành một đối tác uy tín trong nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo.
NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO
Kinh tế Tài nguyên môi trường (TNMT) là một lĩnh vực khoa học mới không chỉ đối với các nước đang phát triển mà còn đối với cả các nước phát triển. Khoa học Kinh tế TNMT mới chỉ bắt đầu được hình thành trong thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ XX và phát triển mạnh trong thập kỷ 90 ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, kinh tế TNMT chỉ mới được đưa vào đầu những năm 1990 và còn là ngành học khá mới mẻ. Đến nay, kinh tế và quản lý TNMT đã trở thành một lĩnh vực quan trọng. Việt Nam và thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không thể tái tạo, sự biến mất của các loài động thực vật, sự sụt giảm về chất lượng và diện tích rừng, vấn đề biến đổi khí hậu kéo theo các thiên tai nghiêm trọng. Những hiện tượng trên đe dọa sự sống của con người cũng như gây ra những tổn thất lớn về kinh tế. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên môi trường một cách hợp lý và bền vững, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường trở thành một nhiệm vụ cấp bách.
Nhiệm vụ của Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường là đào tạo nguồn nhân lực ở bậc Đại học và Sau Đại học có chất lượng cao, có năng lực chuyên môn sâu, có khả năng phân tích, hoạch định chính sách, quản lý và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế TNMT và quản lý phát triển nguồn nhân lực ở các cấp khác nhau của nền kinh tế. Các môn học Bộ môn phụ trách được giảng dạy theo các giáo trình đang sử dụng phổ biến của các trường đại học ở các nước tiên tiến cho các hệ đào tạo Đại học và Sau Đại học. Bên cạnh việc thường xuyên cập nhật nội dung giảng dạy, bổ sung kiến thức mới trên thế giới, giáo trình, bài giảng của các môn học cũng được Bộ môn vận dụng phù hợp gắn với thực tiễn và điều kiện cụ thể ở Việt Nam, nhờ đó giúp người học nắm được những kiến thức, kĩ năng chuyên môn dễ dàng, áp dụng vào thực tiễn.
Hiện tại, Bộ môn đang đảm nhận giảng dạy các môn học sau:
a. Các môn học trong chương trình đào tạo Đại học
- Địa lý kinh tế
- Kinh tế nguồn nhân lực
- Kinh tế công cộng
- Phân tích lợi ích chi phí căn bản
- Kinh tế tài nguyên và môi trường
- Thị trường lao động
- An toàn và vệ sinh lao động
- Đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động
- Tổ chức và định mức lao động
- Kinh tế học thông tin
- Kinh tế bất động sản
b. Các môn học trong chương trình đào tạo Sau Đại học
- Kinh tế tài nguyên và môi trường nâng cao
- Kinh tế tài nguyên và môi trường ứng dụng
- Kinh tế công cộng nâng cao
- Kinh tế và quản lý lao động nâng cao
- Phân tích lợi ích - chi phí
- Quản lý tài nguyên và môi trường ứng dụng
- Quản lý tài nguyên và môi trường
- Quản lý nguồn nhân lực nông thôn
c. Dịch vụ tư vấn đào tạo và chuyển giao công nghệ
- Đào tạo ngắn hạn các khóa nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên môi trường trong sự phát triển kinh tế xã hội
- Đánh giá giá trị tài nguyên môi trường
- Đánh giá tác động môi trường
- Chi trả dịch vụ hệ sinh thái
- Tư vấn, góp ý văn bản về chính sách Quản lý tài nguyên môi trường
- Tham gia hội đồng tư vấn bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm nông sản, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.
- Đào tạo, tư vấn xây dựng bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm nông sản, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
v Lĩnh vực nghiên cứu chính
- Kinh tế tài nguyên và môi trường
- Quản lý tài nguyên và môi trường ứng dụng
- Quản lý và phát triển nguồn nhân lực
- Ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính
- Nghiên cứu áp dụng biện pháp canh tác bền vững ở Việt Nam
- Nghiên cứu tình hình thực thi các chính sách tài nguyên và môi trường
- Thu hút vốn FDI
- Phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản
- Nghiên cứu tạo lập bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản hàng hóa, sản phẩm các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.
v Đề tài, dự án đã thực hiện
a. Đề tài, dự án hợp tác quốc tế
- Ô nhiễm môi trường và các giải pháp khắc phục ô nhiễm ở các làng nghề chế biến nông sản ở Đồng bằng sông Hồng. Đề tài hợp tác quốc tế với SAREC - Thụy Điển, năm 2007 – 2008.
- Tình hình tuân thủ các quy định quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê – Bắc Ninh. Đề tài hợp tác quốc tế với IDRC/ EEPSEA.
- Quản lý ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản: Những bài học đối với Việt Nam. Đề tài hợp tác Tổ chức Sumitomo, năm 2008 – 2009.
- Thay đổi sinh kế của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp xã Vân Dương – Bắc Ninh. Đề tài hợp tác quốc tế với EADN, năm 2008 – 2009.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Đề tài hợp tác quốc tế với FAO, năm 2009 – 2010.
- Quản lý khai thác cát trên sông: trường hợp nghiên cứu tại sông cầu tỉnh Bắc Ninh. Đề tài hợp tác quốc tế với EEPSEA-IDRC, năm 2011.
- Phát triển ngành giống cây trồng ở Việt Nam. Đề tài hợp tác quốc tế với IFPRI/ ReSAKSS-Asia, năm 2013.
- Sự tham gia của người dân trong quản lý nước tưới tiêu ở vùng đồng bằng sông Hồng: nghiên cứu trường hợp ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Đề tài hợp tác quốc tế với M-POWER, năm 2013.
- Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng: nghiên cứu trường hợp nông dân sản xuất dứa và công ty cổ phần chế biến thực phấm xuất khẩu Đồng Giao ở tỉnh Ninh Bình. Đề tài hợp tác quốc tế với EADN, năm 2015.
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ: kinh nghiệm của nhật bản và ứng dụng cho Việt Nam. Đề tài hợp tác quốc tế với SUMITOMO, năm 2016.
- Quản lý chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản bền vững tại huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Đề tài hợp tác quốc tế, năm 2015-2017.
- Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến áp dụng các biện pháp canh tác bền vững ở việt nam. Đề tài hợp tác quốc tế với UNCCD-EEPSEA, năm 2016-2017.
- Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước: trường hợp nghiên cứu tại vùng đất ngập nước Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) và Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên Huế). Đề tài hợp tác quốc tế với UNDP/GEF thông qua Bộ Tài nguyên và môi trường, năm 2016-2017.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch covid-19 lên lao động phi chính thức tại thành thị và các biện pháp ứng phó. Đề tài hợp tác với ActionAid, năm 2020.
- Nghiên cứu chuỗi giá trị sản xuất rau ở Việt Nam, năm 2020-2021 (Nguồn tài chính: Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc tài trợ).
b. Đề tài, dự án cấp Bộ, cấp Tỉnh
- Đánh giá ảnh hưởng của việc thực thi chính sách miễn thủy lợi phí đến phát triển kinh tế hộ nông dân và công tác quản lý thủy nông các cấp. Đề tài cấp Bộ, năm 2009.
- Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Gốm Phù Lãng” cho sản phẩm gốm của Bắc Ninh. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, năm 2009.
- Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Na Chi Lăng” cho sản phẩm na quả của huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, năm 2009.
- Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Tỏi Thái Thụy” dùng cho sản phẩm tỏi của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, năm 2013.
- Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch nông, lâm nghiệp của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đề tài nghiên cứu, năm 2013.
- Nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây chè với người trồng chè ở Phú Thọ 2013-2015.
- Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Cá nước lạnh Sa Pa" cho sản phẩm Cá hồi vân của huyện Sa pa tỉnh Lào Cai. 2015.
- Tạo lập, quản lý và phát triển NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” cho sản phẩm Vải quả, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, 2013-2015
- Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “rau an toàn Sapa” dùng cho sản phẩm rau, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, năm 2014-2016.
- Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “quả Bảo Thắng” dung cho sản phẩm na, nhãn, chanh của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, năm 2015-2017.
- Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, năm 2017-2019.
- Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên, năm 2019-2020.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp sản xuất phục vụ thúc đẩy xuất khẩu một số sản phẩm cây ăn quả chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La, năm 2019-2020.
- Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội và đề xuất các giải pháp thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương, năm 2023-2024.
c. Đề tài cấp Học viện
- Nghiên cứu tình hình thực thi các chính sách quản lý nước thải công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam, năm 2010.
- Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân xã văn bình, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, năm 2011.
- Đánh giá tác động của nuôi trồng thủy sản đến môi trường tại xã Song Mai – Thành phố Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang, năm 2012.
- Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dưa gang ở xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, năm 2012.
- Đánh giá nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người dân tại thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2013.
- đánh giá ảnh hưởng của bãi rác kiêu kỵ đến tải sản tại xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm – Hà Nội, năm 2014.
- Vai trò của cộng đồng trong huy động sự tham gia của người dân cho xây dựng giao thông nông thôn tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, năm 2014.
- Xác định mức sẵn lòng trả cho cải thiện chất lượng môi trường nước tại làng nghề bún bánh huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, năm 2015.
- Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe người dân tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, năm 2016.
- Sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu của các hộ nuôi trồng thuỷ sản ven biển huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định, năm 2016.
- Ứng xử của hộ sản xuất thiểu thủ công nghiệp đối với biến động giá điện tại các làng nghề thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, năm 2016.
- Lượng hóa giá trị kinh tế tài nguyên rừng trên địa bàn xã Kim Hỷ thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn, năm 2016.
- Nghiên cứu tình hình chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, năm 2017-2018.
- Quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tại vùng Bắc Đuống, tỉnh Bắc Ninh, năm 2018.
- Các giải pháp kinh tế – kĩ thuật trong quản lý, khai thác hiệu quả các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, năm 2018.
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hợp tác xã kiểu mới tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, năm 2019.
- Phát triển bền vững cây ăn quả trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, năm 2019.
- Giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau ở các hộ nông dân trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, 2022
- Giải pháp phát triển sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Thái Bình, 2022
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường của Việt Nam, 2024
HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Bộ môn không ngừng mở rộng hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và công nghệ, Cục sở hữu trí tuệ, các Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên và môi trường của các tỉnh và các tổ chức quốc tế như Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc tế (IDRC), Công ước về buôn bán động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (CRES), Tổ chức khoa học quốc tế (IFS), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Đại học Kyushu, Đại học Saga…
NHÂN SỰ
|
Họ và tên
|
Học hàm, học vị
|
Nơi đào tạo học vị cao nhất
|
Chức vụ đảm nhiệm
|
Email
|
1
|
Phạm Thanh Lan
|
Tiến sĩ
|
Đức
|
Trưởng Bộ môn
|
pham_thanh_lan@yahoo.com
|
2
|
Hồ Ngọc Cường
|
Tiến sĩ
|
Philippines
|
Phó Trưởng Bộ môn
|
hncuong@vnua.edu.vn
|
3
|
Nguyễn Mậu Dũng
|
Phó Giáo sư, Tiến sĩ
|
Nhật Bản
|
Phó trưởng Khoa
|
maudung@vnua.edu.vn
|
4
|
Nguyễn Văn Song
|
Giáo sư, Tiến sĩ
|
Philippines
|
Giảng viên cao cấp
|
nguyensonghua@gmail.com
|
5
|
Đỗ Thị Diệp
|
Tiến sĩ
|
Việt Nam
|
Giảng viên
|
dtdiep189@gmail.com
|
6
|
Nguyễn Hữu Giáp
|
Tiến sĩ
|
Thái Lan
|
Giảng viên
|
giap.kinhte@gmail.com
|
7
|
Nguyễn Mạnh Hiếu
|
Thạc sĩ
|
Philippines
|
Giảng viên
|
hieunguyenmanh90@gmail.com
|
8
|
Lê Phương Nam
|
Tiến sĩ
|
Philippines
|
Giảng viên
|
lephuongnam87@gmail.com
|
9
|
Nguyễn Thị Hải Ninh
|
Tiến sĩ
|
Bỉ
|
Giảng viên
|
haininh.hua@gmail.com
|
10
|
Nguyễn Thị Ngọc Thương
|
Tiến sĩ
|
Nhật Bản
|
Giảng viên
|
ngocthuong285@gmail.com
|
11
|
Trần Thị Thu Trang
|
Tiến sĩ
|
Philippines
|
Giảng viên
|
tranthutrang1712@gmail.com
|
Thông tin liên hệ:
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Phòng 422, Tầng 4, Tòa nhà Bùi Huy Đáp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Điện thoại: +84-24-38760222
Email: bmkttnmt2008@gmail.com
Website: https://ktql.vnua.edu.vn