GIỚI THIỆU CHUNG
Bộ môn Quản lý phát triển - Khoa Kinh tế và Quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tiền thân là Bộ môn Phát triển nông thôn) được thành lập tháng 9 năm 1996 nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến khoa học xã hội và kinh tế, các phương pháp nghiên cứu xã hội thực nghiệm và quản lý chu kỳ dự án với ứng dụng thực tế của kiến thức lý thuyết và phương pháp luận nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn về quản lý phát triển, có kỹ năng lãnh đạo hội nhập với kinh tế quốc tế.
HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
Hiện nay, bộ môn đảm nhận giảng dạy 21 học phần của 6 chuyên ngành đào tạo bậc Đại học cho Khoa Kinh tế & Quản lý (các chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Quản lý kinh tế, Kinh tế, Kinh tế phát triển, Kế hoạch và Đầu tư, và Quản lý nguồn nhân lực); 12 học phần bằng tiếng Anh cho chương trình đào tạo tiến tiến và chất lượng cao bậc Đại học (chuyên ngành Quản trị kinh doanh tiên tiến, Kinh tế nông nghiệp và Kinh tế tài chính); và một số chuyên ngành khác trong Học viện (Quản trị kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Nông nghiệp, Trồng trọt, Chăn nuôi, Nuôi trồng thủy sản, Cơ khí, Đất và môi trường,...).
Đảm nhận giảng dạy 5 học phần của 3 chuyên ngành đào tạo bậc Cao học (chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho Khoa Kinh tế & Quản lý và một số chuyên ngành khác trong Học viện.
Đảm nhận giảng dạy 2 học phần trong đào tạo Nghiên cứu sinh các chuyên ngành Kinh tế phát triển, Kinh tế nông nghiệp và Quản trị nhân lực.
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
Bộ môn đã chủ trì hoàn thành trên 30 đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, hàng chục đề tài liên kết với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nhiều đề tài cấp Học viên về lĩnh vực như: Kinh tế và Quản lý, Kinh tế nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Chính sách, Quản lý tài nguyên và Phát triển bền vững,...
Hiện nay, Bộ môn đang chủ trì thực hiện 01 đề tài cấp Bộ trọng điểm, 2 đề tài cấp tỉnh, 2 đề tài liên kết với các tổ chức quốc tế.
Các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện:
1. Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam, 2022-2024 (Đề tài cấp Bộ, Chủ trì: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền).
2. Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ, 2019 - 2021 (Đề tài cấp Bộ, Chủ trì: TS. Nguyễn Thị Thu Phương).
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, 2018 – 2019 (Đề tài hợp tác với tỉnh Đắk Lắk: Chủ trì: PGS.TS. Mai Thanh Cúc).
4. Phân tích kinh tế về sở thích của người nông dân đối với bảo hiểm bò sữa tại Hà Nội, Việt Nam, 2018 (Đề tài quốc tế - Đại học quốc gia LosBaños, Philippines. Chủ trì: TS. Trần Mạnh Hải)
5. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội, 2018 (Đề tài cấp Học viện, Chủ trì: TS. Nguyễn Thị Thu Phương)
6. Quản lý nhà nước về lao động di cư qua biên giới Việt – Trung trên địa bàn huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, 2018 (Đề tài cấp Học viện, Chủ trì: ThS. Bạch Văn Thủy)
7. Nghiên cứu đề xuất chính sách, giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu một số nông sản chủ lực của Việt Nam (lúa gạo, cao su, cá tra), 2015-2017 (Đề tài trọng điểm cấp Bộ. Chủ trì: PGS.TS. Quyền Đình Hà).
8. Phân tích kinh tế về mô hình đói nghèo và mất an ninh lương thực của các hộ nông dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất nông nghiệp: Trường hợp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Việt Nam, 2018. (Đề tài quốc tế - Đại học quốc gia LosBaños, Philippines. Chủ trì: TS. Đỗ Thị Thanh Huyền).
9. Nghiên cứu hoàn thiện giải pháp phát triển nông lâm nghiệp tại hai huyện biên giới Buôn Đôn và Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, 2015-2017 (Đề tài hợp tác với tỉnh Đắk Lắk. Chủ trì: TS. Quyền Đình Hà).
10. Sử dụng chất thải rắn đô thị trong nông nghiệp đô thị: Sẵn sàng phân loại rác thải, sẵn sàng trả tiền cho phân hữu cơ và sự tham gia của các bên liên quan - Nghiên cứu trường hợp Hà Nội, Việt Nam, 2016 ((Đề tài quốc tế - Đại học Đồng Tế, Trung Quốc. Chủ trì: TS. Nguyễn Thị Thu Phương)
11. Nghiên cứu giải pháp tăng cường thực hiện nghĩa vụ thuế và nâng cao một số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, 2014-2016 (Đề tài hợp tác với tỉnh Đắk Lắk. Chủ trì: TS. Mai Lan Phương).
12. Nghiên cứu giải pháp phát triển Sở giao dịch hàng hóa nông sản ở Việt Nam, 2014-2016 (Đề tài hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chủ trì: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền).
13. Hộ nông thôn và giảm nghèo: Trường hợp nghiên cứu tại xã Tu Lý và xã Xuân Phong, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam, 2014 (Đề tài quốc tế- Đại học Liege, Vương quốc Bỉ. Chủ trì: TS. Mai Lan Phương).
14. Sự phục hồi với biến đổi khí hậu của cộng đồng dân cư ven biển khu Dữ trữ sinh quyển vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, 2013 (Đề tài quốc tế - Đại học quốc gia LosBaños, Philippines. Chủ trì: TS. Quyền Đình Hà).
HỢP TÁC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Bộ môn đã và đang hợp tác về hoạt động nghiên cứu - triển khai với nhiều cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giáo dục & Đào tạo, và với một số tỉnh, các Viện, các cơ quan nghiên cứu về chính sách kinh tế, nông nghiệp - phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước.
Bộ môn có sự hợp tác và liên kết với một số tổ chức NGOs quốc tế và trong nước về một số hoạt động nghiên cứu - chuyển giao, cung cấp dịch vụ tư vấn khác trong lĩnh vực kinh tế và quản lý phát triển nông thôn.
Một số tổ chức quốc tế và các trường đại học Bộ môn có liên kết về đào tạo và hợp tác nghiên cứu - chuyển giao như: UNDP, FAO, WB, IFAD, IFPRI, SLU, UCFV, AIDA, Đại học Tokyo (Japan), Đại học Nông nghiệp và Khoa học thú y Obihiro (Japan), Đại học Chiang Mai (Thailand), Đại học Sydney (Australia), Đại học Tổng hợp LosBaños (Philippines), Đại học Wisconsin (USA), Đại học tổng hợp Humboldt-Berlin (Germany), Đại học Liège (Belgium),…
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Cung cấp các dịch vụ tư vấn về đào tạo/ tập huấn ngắn hạn, chuyên gia quốc gia và dịch vụ tư vấn khác về các lĩnh vực chuyên môn như:
1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển;
2. Thiết kế/viết dự án phát triển;
3. Thiết kế/viết dự án đầu tư kinh doanh;
4. Quản lý dự án;
5. Phương pháp giám sát và đánh giá dự án; Viết báo cáo và bài học dự án;
6. Tiếp cận phát triển nông thôn; Phương pháp khuyến nông; Phương pháp đào tạo người lớn;
7. Quản lý các chương trình tín dụng- tiết kiệm;
8. Kỹ năng truyền thông - thúc đẩy; Kỹ năng phát triển cộng đồng; Kỹ năng quản lý và làm việc Nhóm;
9. Các phương pháp đánh giá nông thôn: RRA, PRA, PLA,...
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Bộ môn hiện có 02 Phó giáo sư, 05 Tiến sỹ, 03 Nghiên cứu sinh nước ngoài và 01 Thạc sỹ cùng một số giảng viên thỉnh giảng có trình độ cao trong đào tạo sau đại học.
Giảng viên của Bộ môn hầu hết được đào tạo tại các nước phát triển, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, đáp ứng được các yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho kinh tế và quản lý phát triển tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
STT
|
Họ và tên
|
Học hàm, học vị
|
Chức vụ đảm nhiệm
|
1
|
Quyền Đình Hà
|
Giảng viên chính - Tiến sĩ
|
Trưởng Bộ môn
|
2
|
Mai Lan Phương
|
Giảng viên chính - Tiến sĩ
|
Phó trưởng bộ môn
|
3
|
Nguyễn Thị Minh Hiền
|
Phó giáo sư - Tiến sĩ
|
Trưởng Khoa
|
4
|
Mai Thanh Cúc
|
Phó giáo sư - Tiến sĩ
|
Giảng viên cao cấp
|
5
|
Nguyễn Thị Thu Phương
|
Giảng viên chính - Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
6
|
Đỗ Thị Thanh Huyền
|
Giảng viên chính - Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
7
|
Trần Mạnh Hải
|
Giảng viên chính - Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
8
|
Bạch Văn Thủy
|
Giảng viên chính - Thạc sĩ
|
Giảng viên/ NCS tại Trung Quốc
|
9
|
Đỗ Thị Nhài
|
Giảng viên chính - Thạc sĩ
|
Giảng viên/ NCS tại Ý
|
10
|
Trần Nguyên Thành
|
Giảng viên - Thạc sỹ
|
Giảng viên/ NCS tại Nhật Bản
|
11
|
Nguyễn Thị Phương
|
Giảng viên chính - Thạc sỹ
|
Giảng viên
|
Liên hệ:
Bộ môn Quản lý phát triển
Khoa Kinh tế và Quản lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
P.401, 402, 403- Tòa nhà Bùi Huy Đáp;
Email: ptnt.hua@gmail.com