GIỚI THIỆU CHUNG
Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách là đơn vị trực thuộc khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp, được thành lập từ năm 1961. Đến nay, Bộ môn có 09 cán bộ giảng viên với các chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu về kinh tế, khoa học xã hội và quản lý. Bộ môn có 100% giảng viên đã tốt nghiệp thạc sĩ/tiến sĩ ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, New Zealand và Thái Lan. Đội ngũ cán bộ của Bộ môn bao gồm: 01 Giáo sư - Tiến sĩ, 01 Phó giáo sư - Tiến sĩ, 06 Tiến sỹ và 01 Nghiên cứu sinh.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là giảng dạy và nghiên cứu khoa học các ngành Kinh tế Nông nghiệp, Kinh tế, Quản lý kinh tế, Kinh tế tài chính, Kinh tế đầu tư, Phát triển nông thôn, Quản lý nguồn nhân lực và Kinh tế số cho bậc Đại học, Bộ môn còn tham gia xây dựng chương trình đào tạo và giảng dạy các chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp, Quản lý kinh tế, Phát triển nông thôn, Kinh tế Phát triển và Quản trị nguồn nhân lực cho bậc sau đại học. Ngoài ra, Bộ môn còn tham gia đào tạo các chuyên ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh bằng tiếng Anh và các chuyên ngành khoa học nông nghiệp liên quan khác.
Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, Bộ môn thường xuyên cung cấp các lớp tập huấn ngắn hạn nhằm bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho các cán bộ thuộc các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ (NGOs) đang và sẽ làm việc trong lĩnh phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, hoạch định và phân tích chính sách.
Bên cạnh hoạt động đào tạo, tập huấn, Bộ môn tổ chức thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cũng như các vấn đề cấp bách trong chính sách, chiến lược và kế hoạch đầu tư công, quản lý tài nguyên nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Bộ môn cung cấp các dịch vụ tư vấn về phát triển nông nghiệp và nông thôn, phân tích và hoạch định chính sách theo yêu cầu của các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế.
Với mục tiêu không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, Bộ môn đã hợp tác trao đổi chuyên môn với nhiều tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn và phân tích chính sách đối với nông nghiệp – nông thôn. Các tổ chức hợp tác trong nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ và nhiều Sở, Ban, Ngành ở các địa phương trong cả nước,… Các đơn vị, tổ chức quốc tế tham gia hợp tác như Viện lúa quốc tế (IRRI), Học viện Công nghệ châu Á (AIT) Thái Lan, Tổ chức Nông nghiệp và Lượng thực Liên hợp quốc (FAO), Quỹ quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD), Cơ quan hợp tác kỹ thuật của Đức (GTZ), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và nhiều tổ chức khác.
Với những nỗ lực và thành công đạt được, Bộ môn đã nhiều năm vinh dự nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc do Giám đốc học viện trao tặng.
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
Các môn học giảng dạy chương trình đại học:
· Nguyên lý kinh tế nông nghiệp
· Tổ chức và quản lý kinh tế
· Kinh tế thương mại – dịch vụ
· Kinh tế ngành sản xuất
· Kinh tế nông thôn
· Kinh tế nông hộ
· Kinh tế thủy sản
· Chính sách nông nghiệp
· Chính sách công
· Phương pháp khuyến nông
· Tổ chức công tác khuyến nông
· Giao tiếp công chúng
· Quản lý nhà nước về kinh tế
· Quản lý ngân sách nhà nước
· Bảo trợ xã hội
· Quan hệ lao động
Các môn học giảng dạy chương trình sau đại học:
· Kinh tế nông nghiệp nâng cao
· Phân tích chính sách nông nghiệp
· Kinh tế nông trại nâng cao
· Quản lý dự án nâng cao
· Phương pháp phân tích định tính
· Nghiên cứu và Phát triển
· Nông nghiệp và Hội nhập
· Khuyến nông
· Kinh tế xã hội quản lý tổng hợp cây trồng
Các khóa huấn luyện ngắn hạn cung cấp theo yêu cầu của các tổ chức trong và ngoài nước:
· Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn
· Mô hình khung hợp lý trong xây dựng dự án xóa đói giảm nghèo và PTNT
· Phương pháp định tính trong nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và PTNT
· Điều tra xã hội học nông thôn và cộng đồng
· Quản lý và xử lý số liệu trong nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và PTNT
· Phân tích chính sách nông nghiệp và chính sách phát triển
· Phương pháp khuyến nông – lâm - ngư
· Phát triển nông nghiệp bền vững
· Lồng ghép giới trong các chiến lược giảm nghèo và PTNT
· Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã, huyện, tỉnh
· Kế hoạch chiến lược phát triển các các bộ, ngành
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Lĩnh vực nghiên cứu
· Hiệu quả kinh tế sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp
· Kinh tế phòng trừ dịch hại tổng hợp trong sản xuất lúa và rau màu các loại
· Ứng xử của nông dân sản xuất nông sản hàng hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
· Ứng xử của người sản xuất với những thay đổi về kỹ thuật và chính sách
· Nghiên cứu các đề xuất chính sách và khuyến nghị cho chương trình nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
· Quản lý và sử dụng đầu tư công cho phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo
· An ninh lương thực trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa
· Phát triển nông nghiệp đô thị
· Phát triển nông nghiệp bền vững
· Đầu tư công và chính sách công cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo
· An ninh lương thực và an toàn thực thẩm
Các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện
· Đề tài KHCN cấp quốc gia (NAFOSTED), 2023-2025: "Ảnh hưởng của các chương trình đầu tư nông nghiệp đại điền đến sinh kế và sự phân hóa nông dân ở vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Việt Nam
· Đề tài KHCN cấp quốc gia (NAFOSTED), 2022-2024: "Liệu những “cú hích” có giúp cải thiện hành vi bảo vệ môi trường? Bằng chứng thực nghiệm từ việc cung cấp thông tin trong chương trình phân loại rác tại nguồn ở Việt Nam"
· Đề tài KHCN cấp thành phố Hà Nội, 2022-2024: "Nghiên cứu giải pháp phát triển đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội"
· Đề tài KHCN cấp thành phố Hà Nội, 2022-2023: "Giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội"
· Đề tài KHCN cấp thành phố Hà Nội, 2019-2021: " Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ rau, quả ở thành phố Hà Nội"
· Đề tài KHCN cấp quốc gia (NAFOSTED), 2018-2020: "Nông nghiệp hay phi nông nghiệp - Lựa chọn đầu tư của người nông dân và tác động đến phúc lợi của nông hộ"
· Đề tài KHCN cấp tỉnh Nam Định, 2017-2019: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển các mô hình tổ chức sản xuất tại huyện nông thôn mới Hải Hậu, tỉnh Nam Định"
· Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước (Ban chỉ đạo Tây Bắc), 2014 – 2016: “Nghiên cứu đánh giá tác động tổng thể kinh tế xã hội của các chương trình mục tiêu xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2015”.
· Đề tài cấp thành phố Hà Nội, 2015 – 2016: “Nghiên cứu giải pháp chủ yếu đối mới, phát triển hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2025”.
· Đề tài trọng điểm cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ), 2012 – 2013: “Phát huy vai trò của cộng đồng các dân tộc trong xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh miền núi phía bắc”.
· Đề tài trọng điểm cấp bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ), 2012 – 2013: “Giải pháp kinh tế kỹ thuật giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau ở Đồng bằng sông Hồng.
· Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), 2007-2010: "Nghiên cứu giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam".
· Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2008-2010: "Xây dựng bộ tiêu chí cho việc lập kế hoạch giám sát đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ".
· Đề tài trọng điểm cấp Bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ), 2008-2010: "Nghiên cứu giải pháp phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang".
Giáo trình, sách chuyên khảo
Giáo trình
· Nguyên lý kinh tế nông nghiệp
· Kinh tế ngành sản xuất
· Kinh tế thương mại dịch vụ
· Phương pháp khuyến nông
· Tổ chức công tác khuyến nông
|
· Chính sách nông nghiệp
· Kinh tế nông thôn
· Chính sách công
· Kinh tế hộ nông dân
· Quản lý nhà nước về kinh tế
|
Sách chuyên khảo
· Xoá đói giảm nghèo ở vùng Tây Bắc: Tác động và định hướng chính sách
· Mô hình giảm nghèo và những bài học Kinh nghiệp ở vùng Tây Bắc
· Mô hình sinh kế giúp nhà nông giảm nghèo
DANH SÁCH GIẢNG VIÊN
Hiện tại, Bộ môn có 09 cán bộ giảng viên bao gồm cả giảng viên kiêm nhiệm công tác quản lý của Khoa và Trường. Đội ngũ cán bộ của Bộ môn bao gồm: 01 Giáo sư – Tiến sĩ, 01 Phó giáo sư – Tiến sĩ, 06 Tiến sỹ và 01 Nghiên cứu sinh.
STT
|
Họ tên giảng viên
|
Học hàm học vị
|
Chức vụ đảm nhiệm
|
1
|
Lưu Văn Duy
|
Tiến sĩ
|
Phó trưởng Bộ môn phụ trách
|
2
|
Đỗ Kim Chung
|
Giáo sư - Tiến sĩ
|
Giảng viên cao cấp
|
3
|
Nguyễn Phượng Lê
|
Phó Giáo sư - Tiến sĩ
|
Giảng viên cao cấp
|
4
|
Lê Thị Thanh Loan
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên chính
|
5
|
Nguyễn Thị Thiêm
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên chính
|
6
|
Nguyễn Thanh Phong
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
7
|
Phạm Thị Thanh Thuý
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
8
|
Trần Thị Như Ngọc
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên - NCS tại Thailand
|
9
|
Hà Thị Thanh Mai
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên - Nghiên cứu tại Thụy Điển
|
LIÊN HỆ
Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách
Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn
Học viện nông nghiệp Việt Nam
Trâu Qùy, Gia Lâm, Hà Nội
Phòng 406-407, tầng 4, Tòa nhà Khoa KT&PTNT
ĐT: (84) 24 6261 7605
Fax: (84) 24 6261 7586
Email:ktnncs@vnua.edu.vn
Website:http://ktptnt.vnua.edu.vn/bo-mon/bo-mon-kinh-te-nn-cs
|
Department of Agricultural Economics and Policies
Faculty of Economics and Rural Development (FERD)
Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Trau Quy, Gia Lam, Hanoi city, Vietnam
Room #406-407, 4th floor, The building of FERD
Phone: (84) 24 6261 7605
Fax: (84) 24 6261 7586
Email:ktnncs@vnua.edu.vn
Website:http://ktptnt.vnua.edu.vn/bo-mon/bo-mon-kinh-te-nn-cs
|