GIỚI THIỆU
Tên Bộ môn bằng tiếng Việt: Bộ môn Kinh tế
Tên bằng tiếng Anh: Department of Economics
Bộ môn Kinh tế, đơn vị trực thuộc Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập vào năm 1961. Với bề dày lịch sử gần 55 năm phát triển và trưởng thành cùng khoa Kinh tế & PTNT và gần 60 năm cùng với Học Viện Nông nghiệp Việt Nam anh hùng, Bộ môn Kinh tế luôn giữ vững vị trí là một bộ môn chủ lực trong đào tạo và bồi dưỡng các môn học cơ bản cho các chuyên ngành của khoa (Kinh tế, kế hoạch và đầu tư, kinh tế phát triển, quản lý kinh tế, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn) và các ngành có liên quan của Học viện, góp phần cùng Khoa và Nhà trường đào tạo nên các cán bộ quản lý kinh tế có uy tín ở khắp các tỉnh, thành, cơ quan trong cả nước.
Qua gần nửa thế kỷ hoạt động và trưởng thành, hiện tại Bộ môn có 13 cán bộ giảng dạy. Về trình độ chuyên môn, Bộ môn có 3 tiến sỹ, 5 thạc sỹ và 5 cử nhân. Bên cạnh đội ngũ giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hoá với những cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ, năng động và sáng tạo.
Để có thêm thông tin chi tiết xin liên hệ:
Tel: +84 4 62617.518
Địa chỉ: Phòng 403, Nhà Hành Chính – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO
Bộ môn đang đảm nhận giảng dạy các môn học cho các hệ đào tạo Đại học và Sau Đại học thuộc các chuyên ngành: Kinh tế, kế hoạch và đầu tư, kinh tế phát triển, quản lý kinh tế, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, Kế toán Doanh nghiệp, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Nông nghiệp, Nông học, Đất và Môi trường. Hiện tại Bộ môn đang giảng dạy các môn học sau:
a. Các môn học trong chương trình đào tạo Đại học
- Nguyên lý kinh tế
- Nguyên lý kinh tế vi mô và vĩ mô
- Nguyên lý kinh tế vĩ mô (POHE)
- Kinh tế vi mô 1
- Kinh tế vi mô 2
- Kinh tế vĩ mô 1
- Kinh tế vĩ mô 2
- Kinh tế quốc tế
- Kinh tế Việt Nam
- Kinh tế Bảo hiểm
- Lịch sử Kinh tế Việt Nam
- Kinh tế vĩ mô tiên tiến
- Kinh tế vĩ mô CLC
- Thương mại quốc tế
1. Các môn học trong chương trình đào tạo sau Đại học
- Kinh tế vi mô nâng cao
- Kinh tế vi mô nâng cao cho QL
- Kinh tế vĩ mô nâng cao
- Kinh tế vĩ mô nâng cao cho QL
- Kinh tế quốc tế nâng cao
- Kinh tế học
- Kinh tế vĩ mô ứng dụng
- Kinh tế bảo hiểm nâng cao
- Phân tích kinh tế Việt Nam
- Phân tích kinh tế bảo hiểm
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bên cạnh công tác giảng dạy, bộ môn luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ đào tạo, cũng như tư vấn hoạch định chính sách kinh tế – xã hội cho Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp.
Với rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, ở trong và ngoài nước, các công trình - dự án, một mặt đã bổ sung các kiến thức, lý luận cho bài giảng của các thầy cô; mặt khác, đã đề cập đến những vấn đề thực tiễn có tính thời sự, phù hợp với chuyên ngành đào tạo và có ý nghĩa thiết thực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn các địa bàn nơi nghiên cứu.
Các đề tài, chương trình đã và đang được Bộ môn triển khai nghiên cứu:
- Tác động của tự do hoá thương mại đến ngành nông nghiệp Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cho chương trình hợp tác Việt-Bỉ.
- “Đánh giá tác động của giải pháp kích cầu đầu tư của Chính phủ đến phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng“. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
- “Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh nông nghiệp ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng”. Đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ.
- “ Phát triển bền vững chăn nuôi gia súc trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc”. Đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ.
Và nhiều đề tài nghiên cứu khác.
HỢP TÁC
Bộ môn đã và đang hợp tác về nghiên cứu với các bộ môn khác trong Khoa, và trong Học Viện; với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, đồng thời cũng đã có nhiều đóng góp trong việc tư vấn cho các cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương và các doanh nghiệp.
Hiện tại, bộ môn đang hợp tác nghiên cứu - triển khai với nhiều cơ quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở KHCN các tỉnh và với các viện, cơ quan nghiên cứu về kinh tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước.
Ngoài ra, bộ môn Kinh tế cũng có những quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như: Phillipine, Australia, Nhật Bản; các tổ chức khu vực và quốc tế: JICA, UNDP, ADB, FAO, WB và các trường đại học: Đại học Sydney, Đại học Los Banos, ....
ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU VÀ HỢP TÁC
Đào tạo: Bộ môn đang tập trung cải tiến, bổ sung giáo trình, bài giảng cho tất cả các môn học, nâng cao chất lượng đào tạo hợp với chương trình đào tạo tín chỉ. Qua đó, nâng cao khả năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên ngành kinh tế thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Nghiên cứu khoa học: tích cực tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất của ngành. Tập trung nghiên cứu những vấn đề mới, cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Định hướng nghiên cứu của bộ môn Kinh tế thuộc hai lĩnh vực chính:
· Chính sách và công cụ kinh tế vi mô: doanh nghiệp, trang trại, người tiêu dùng.
· Chính sách và công cụ kinh tế vĩ mô: thuế, tỷ giá hối đoái, lãi suất, cung cầu tiền tệ
Hợp tác: Tiếp tục duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, trao đổi nghiên cứu với các đối tác trong và ngoài nước.
CƠ CẤU TỔ CHỨC
STT
|
Họ Và Tên
|
Học Hàm, Học Vị
|
Chức Vụ Đảm Nhiệm
|
1
|
Nguyễn Minh Đức
|
Tiến sĩ
|
Trưởng Bộ môn
|
2
|
Ngô Minh Hải
|
Tiến sĩ
|
Phó Trưởng Bộ môn
|
3
|
Nguyễn Thị Huyền Châm
|
|
Giảng viên
|
4
|
Nguyễn Tất Thắng
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
5
|
Nguyễn Thị Thu Quỳnh
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên
|
6
|
Đoàn Bích Hạnh
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên
|
7
|
Bùi Thị Khánh Hòa
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên
|
8
|
Đồng Thị Thanh Mai
|
|
Giảng viên
|
9
|
Thái Thị Nhung
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên - NCS
|
10
|
Phan Xuân Tân
|
Thạc sĩ
|
Giảng viên - NCS Philippin
|
11
|
Trần Đức Trí
|
Tiến sĩ
|
Giảng viên
|