Chiều ngày 22 tháng 8 năm 2022, tại phòng hội thảo của khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã diễn ra seminar của TS Đỗ Thị Diệp, thành viên nhóm nghiên cứu mạnh Kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường trình bày về chủ đề “Thực trạng ngành trái cây Sơn La - những thách thức và cơ hội chính đối với xoài, nhãn, táo H’Mong và mận”. Mục tiêu của báo cáo trình bày tại semiar nhằm: (i) Xác định các chuỗi giá trị quả giá trị cho sinh kế và trao quyền kinh tế cho phụ nữ, dân tộc thiểu số; (ii) Đánh giá nhanh 20 loại quả được trồng ở Sơn La, xác định được 4 loại quả để đánh giá sâu; (iii) Nghiên cứu điển hình về chuỗi giá trị để xác định các thách thức và cơ hội cũng như các can thiệp tiềm năng cho phát triển sinh kế của phụ nữ dân tộc thiểu số.

leftcenterrightdel
 

TS Đỗ Thị Diệp trình bày kết quả nghiên cứu tại seminar

Qua đánh giá sơ bộ ngành cây ăn quả ở Sơn La dựa trên 4 tiêu chí: Tiềm năng sinh kế và giảm nghèo; tiềm năng tăng trưởng và phát triển thị trường; khả năng phát triển các giải pháp can thiệp; đánh giá qua chuyên gia địa phương, ngành và đơn vị nghiên cứu, nghiên cứu đã phát hiện 04 ngành quả ưu tiên cho là nhãn, xoài, sơn tra (táo mèo) do: (1) Đây là 04 ngành quả được xác định là có tiềm năng phát triển thị trường và liên kết cải thiện sinh kế quy mô lớn nhất ở Sơn La; (2) Các ngành quả này cũng có khả năng tạo cơ hội cao nhất để nâng quyền năng kinh tế cho phụ nữ trên quy mô lớn, đặc biệt là những người thuộc các dân tộc thiểu số.

leftcenterrightdel
 

TS Đỗ Thị Diệp tiến hành thảo luận nhóm với phụ nữ dân tộc thiểu số tại điểm nghiên cứu

Xoài, nhãn, mận, sơn tra ở Sơn La có diện tích sản xuất và sản lượng rất lớn (diện tích hơn  60.000 ha, sản lượng trên 220.000 tấn). Các ngành sản xuất này hỗ trợ sinh kế cho từ 60-80.000 hộ gia đình, trong đó có nhiều hộ nghèo và là người dân tộc thiểu số. Tình trạng dư cung sản xuất đã xảy ra ở cả bốn lĩnh vực quả nói trên, vượt xa nhu cầu thị trường đã thiết lập, dẫn đến giá giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đã góp phần gây ra sự gián đoạn lớn trong các thị trường và chuỗi cung ứng trong nước và xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, thu nhập hộ gia đình và các tác nhân tham gia vào bốn lĩnh vực trái cây đã bị sụt giảm trên diện rộng và nghiêm trọng.

leftcenterrightdel
 

Hình ảnh thực địa: Vợ chồng người dân tộc H’Mông tại huyện Yên Châu đi chăm sóc vườn xoài

Thông qua nghiên cứu điển hình về chuỗi giá trị cho bốn loại quả nói trên, nghiên cứu đã chỉ ra những thách thức xuyên suốt trong phát triển chuỗi giá trị quả ở Sơn La và sự cần thiết của việc tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Chiến lược can thiệp dự kiến được đề xuất cho ngành quả Sơn la và chuỗi giá trị đó là: (i) Tiếp cận từ thị trường thông qua việc xác định, phát triển và xúc tiến các thị trường mới có giá trị cao; (ii) Định hướng phát triển bảo quản và chế biến quả; (iii) Tăng cường khả năng cạnh tranh và liên kết các hợp tác xã quả với thị trường giá trị cao; (iv) Xây dựng hiệp hội quả Sơn La để tăng cường đại diện, điều phối và phát triển.

Đỗ Thị Diệp – Nhóm nghiên cứu mạnh Kinh tế và Quản lý tài nguyên môi trường