Seminar chia sẻ của chuyên gia Nhật Bản về “Today's agriculture development and rural society in Japan”
Cập nhật lúc 17:20, Thứ sáu, 22/09/2023 (GMT+7)
Chiều ngày 19/09/2023, Nhóm Nghiên cứu mạnh Kinh tế & Quản lý tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn hân hạnh đón tiếp và tổ chức buổi seminar chia sẻ của PGS.TS. Tsuji Kazunari cùng nghiên cứu sinh và các sinh viên đến từ Đại học Saga, Nhật Bản. Nội dung của buổi chia sẻ là chủ đề: Today's agriculture development and rural society in Japan (Phát triển nông nghiệp và xã hội nông thôn ở Nhật Bản hiện nay) do PGS.TS. Tsuji Kazunari trình bày.
Chiều ngày 19/09/2023, Nhóm Nghiên cứu mạnh Kinh tế & Quản lý tài nguyên môi trường, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn hân hạnh đón tiếp và tổ chức buổi seminar chia sẻ của PGS.TS. Tsuji Kazunari cùng nghiên cứu sinh và các sinh viên đến từ Đại học Saga, Nhật Bản. Nội dung của buổi chia sẻ là chủ đề: Today's agriculture development and rural society in Japan (Phát triển nông nghiệp và xã hội nông thôn ở Nhật Bản hiện nay) do PGS.TS. Tsuji Kazunari trình bày.
Về phía Khoa Kinh tế và PTNT, tham dự buổi seminar có PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền – Trưởng Khoa, PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng và TS. Nguyễn Hữu Nhuần – Phó trưởng Khoa, cùng các giảng viên và sinh viên chương trình quốc tế của Khoa tham dự. Điều hành chương trình là PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng.
Mở đầu bài trình bày, PGS.TS. Tsuji Kazunari chia sẻ một video tổng hợp sinh động và trực quan, giới thiệu bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển ngành nông nghiệp của Nhật Bản từ thời Minh Trị (Meiji) những năm 1868 của thế kỷ 19, thời kỳ tái thiết sau chiến tranh từ năm 1945, thời kỳ phát triển kinh tế cao từ năm 1954 đến nay. Từ đó người xem có được góc nhìn về nền nông nghiệp Nhật Bản đã trải qua quá trình phát triển như thế nào, đồng thời thấy được khoa học công nghệ đã giúp phát triển nền nông nghiệp Nhật Bản như thế nào. Tiếp đến, PGS. Tsuji đã trình bày về thực trạng của nông nghiệp Nhật Bản hiện nay với các vấn đề như thương mại quốc tế, nhập khẩu nông sản, diện tích, năng suất và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp, … Một vấn đề đang được xã hội quan tâm là về lực lượng lao động nông nghiệp ở Nhật Bản. Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nông nghiệp Nhật Bản. Trong 50 năm qua, số lượng nông dân sản xuất nông nghiệp toàn thời gian đã giảm đi 7 triệu người. Sự lão hóa của lực lượng lao động nông nghiệp cũng là một vấn đề quan trọng khác ở Nhật Bản. Số nông dân dưới 40 tuổi chỉ chiếm 14% trong tổng số khoảng 2,2 triệu lao động nông nghiệp toàn thời gian. Hơn nữa, lao động nông nghiệp toàn thời gian trên 70 tuổi chiếm khoảng 44%. Đây là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp Nhật Bản. Nội dung tiếp theo, PGS. Tsuji đã giới thiệu về tình hình nông nghiệp ở tỉnh Saga – một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp lớn của Nhật Bản. Điều kiện khí hậu, nước tưới rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với nhiều loại nông sản thương mại khác nhau như rau, trái cây và chăn nuôi, …. trong đó, lúa, đậu tương, lúa mì và lúa mạch trở thành lương thực chính.
Tại phiên thảo luận, bài seminar đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ và thảo luận sôi nổi từ GS.TS. Nguyễn Văn Song, PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, NCS. Trần Thị Thu Thủy và các thành viên khác. Các ý kiến cho thấy một số nét tương đồng về lịch sử quá trình phát triển nông nghiệp giữa Nhật Bản và Việt Nam. Từ đó, Việt Nam là nước đi sau có thể học hỏi kinh nghiệm từ phát triển nông nghiệp Nhật Bản. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng chia sẻ các quan điểm liên quan tới tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang, xu hướng chuyển dịch lao động và giải quyết thiếu lao động có tay nghề trong ngành nông nghiệp, … Có thể nói, chủ đề seminar, các kết quả nghiên cứu đạt được và các ý kiến đóng góp được đánh giá sẽ là một hướng nghiên cứu quan trọng trong thời gian tới.