Chiều ngày 9/9/2022, Khoa Kinh tế và PTNT, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức seminar trực tiếp với chủ đề: Phân tích mối quan hệ giữa biến động tiền lương và năng suất lao động: Lý luận và vận dụng thực tiễn”. Đề tài nghiên cứu được trình bày bởi GVC. ThS. Lê Khắc Bộ, nhóm nghiên cứu mạnh Liên kết kinh tế và Phát triển thị trường trình bày đã chia sẻ phương pháp tiếp cận mới và có tính ứng dụng.  Buổi Seminar diễn ra với sự chủ trì của TS. Nguyễn Hữu Nhuần và sự tham gia của đông đảo các giảng viên, cán bộ của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn.

Mở đầu buổi seminar, chủ toạ nêu nội dung, ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của buổi trao đổi. Sau đó, GVC. ThS Lê Khắc Bộ đã khái quát hóa về NSLĐ, cường độ LĐ, tiền lương, tiền công; ý nghĩa tăng NSLĐ, bản chất của tiền lương, qui định về tiền lương của Bộ luật LĐ; mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế; mối quan hệ giữa các loại tiền lương.

leftcenterrightdel
 

Bài trình bày seminar trực tiếp tại phòng 405 – Khoa KT & PTNT

Diễn giả đã trình bày chi tiết các nội dung: (1) Thực tiễn về tiền lương tối thiểu của VN được phản ánh bởi sự thay đổi mức tiền lương tối thiểu và quy định mức tiền lương tối thiểu vùng được áp dụng vào các DN; (2) Xu hướng lương tối thiểu, lương trung bình và NSLĐ tại VN; (3) Mối quan hệ giữa biến động tiền lương & NSLĐ được xem xét bởi mục tiêu của các đơn vị kinh tế, nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các loại lợi ích, lý do nghiên cứu, công cụ phân tích; hiệu quả của việc tổ chức, điều hành và sử dụng LĐ; (4) Phân tích, phát triển các công thức tính mức tiết kiệm tiền lương theo tiền lương bình quân 1 LĐ, NSLĐ bình quân, quĩ lương, sản lượng, tổng số LĐ, CP tiền lương cho 1 sản phẩm; (5) Vận dụng các phương pháp kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch theo quĩ lương, kiểm soát tăng lương.

 

Bài seminar có Bài seminar có phương pháp mới, hay, có hàm lượng khoa học cao; sử dụng phương pháp chỉ số kết hợp các phương pháp kiểm tra trong quản lý lao động ở các đơn vị kinh tế. Tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận vào giải quyết các bài toán thực tế bằng các ví dụ minh họa.

Sau phần trình bày, các thành viên tham gia buổi seminar đã thảo luận sôi nổi đưa ra góp ý, chia sẻ thêm các kinh nghiệm. Căn cứ vào kết quả đã thực hiện chủ tọa đưa ra kết luận: Đề tài có giá trị khoa học, có ý tưởng hay và tính học thuật cao. Phương pháp tiếp cận mới và có tính ứng dụng. Các giả định về lãi suất, lạm phát, di cư, trình độ, độ tuổi, giới tính, phạm vi nghiên cứu cho 1 ngành, 1 lĩnh vực, 1 vùng, 1 đơn vị kinh tế cụ thể cần đề cập trong nghiên cứu để tăng tính thực tiễn.

Lê Khắc Bộ, Nhóm NCM  Liên kết kinh tế và Phát triển thị trường