Nhiều năm gần đây, trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, nhu cầu nhân lực đối với chuyên ngành Quản lý kinh tế ngày càng tăng cao (cả những bộ phận quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô), trở thành xu thế của tương lai trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương về nguồn lực quản lý kinh tế chất lượng cao, nhiều trường đại học trong và ngoài nước đã giảng dạy chuyên ngành này. Trong đó, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở đào tạo có uy tín trong đào tạo cử nhân Quản lý kinh tế với kiến thức chuyên môn vững vàng, chính quy, bài bản.
(Tổng kết SV nghiên cứu khoa học )
Ngành quản lý kinh tế học gì?
Sinh viên theo học ngành Quản lý kinh tế được cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về kinh tế; Quản lý doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; Quản lý chiến lược; Quản lý khoa học và công nghệ; Quản lý chương trình dự án phát triển.
Ngoài ra, sinh viên theo học ngành này được phát triển các kỹ năng mềm như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, và kỹ năng quản lý bản thân và hội nhập quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp ngành ngành Quản lý kinh tế làm việc ở đâu?
- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế các cấp, tại: Bộ phận hoạch định, tổ chức và kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế vĩ mô; Bộ phận hoạch định, tổ chức thực thi, kiểm tra, giám sát và phân tích, đánh giá thực thi chính sách về kinh tế, quản lý tài sản, ngân sách, thuế; Bộ phận tổ chức triển khai, theo dõi và thực thi hội nhập kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế; Bộ phận nghiên cứu, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư vĩ mô và dự án đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; Bộ phận đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, theo dõi và giám sát hoạt động kinh tế của doanh nghiệp theo địa bàn và ngành hàng.
- Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, tại: Bộ phận hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách kinh doanh và thị trường của doanh nghiệp; Bộ phận triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp; Bộ phận phân tích các hoạt động kinh tế, quản lý sử dụng các nguồn lực và thông tin, tư vấn quản lý doanh nghiệp.
- Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp; Các viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo về kinh tế và quản lý kinh tế; Các trung tâm nghiên cứu và tư vấn về kinh tế và quản lý kinh tế; Tự thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế theo qui định của pháp luật.
(Nguồn: www.lifeofpix.com)
Tại sao lại chọn ngành Quản lý kinh tế tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam (trước đây là Trường Đại học Nông nghiệp I) được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956, là một trong 19 trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện có hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, trên 80% giảng viên của Học viện được đào tạo tại các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hà Lan… Chương trình đào tạo ngành Quản lý kinh tế được xây dựng theo khung chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà tuyển dụng, kết hợp và tham khảo các chương trình đào tạo Quản lý kinh tế của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới.
Theo học ngành này, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết để sẵn sàng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động. Đặc biệt, sinh viên có cơ hội nhận được các suất học bổng hấp dẫn từ Học viện, doanh nghiệp, cựu sinh viên với tổng giá trị học bổng lên đến 30 tỷ đồng/1 năm. Riêng 01 thủ khoa và 05 á khoa của Học viện nhận được học bổng du học toàn phần tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Với những kiến thức, kỹ năng được trang bị bài bản, trên 90% sinh viên của Học viện có việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ hoặc tự khởi nghiệp. Ngoài ra, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này đã tiếp tục học tập nâng cao trình độ lên thạc sỹ/tiến sỹ ngành quản lý kinh tế, Kinh tế, Kinh tế phát triển, Quản lý nhà nước, Quản trị kinh doanh…tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Nếu bạn yêu thích ngành Quản lý kinh tế và yêu thích Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hãy đăng ký nguyện vọng theo các thông tin sau:
Mã trường
|
Mã nhóm ngành
|
Tổ hợp tuyển sinh
|
Phương thứctuyển sinh
|
HVN
|
HVN12
|
A00:Toán, Vật lí, Hóa học
C04:Ngữ văn, Toán, Địa lí
D01:Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D10:Toán, Địa lí, Tiếng Anh
|
– Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện;
– Xét học bạlớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm;
– Xét điểm thi THPT quốc gia năm 2021: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
|
Thông tin liên hệ
Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939
Website: https://www.vnua.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn