Phát triển kinh tế bền vững là khái niệm nằm trong một khái niệm rộng hơn phát triển bền vững. Ngày nay, người ta cho rằng, phát triển bền vững là khái niệm bao quát sự phát triển bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội bao gồm phát triển bền vững về mặt thể chế. Chúng ta đều biết, hiện có 8 tỷ người đang tồn tại trên hành tinh xanh – Trái đất và hàng ngày đang khai thác và sử dụng lượng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề kinh tế, an ninh và chính trị đối ngoại ngày càng đan xen, sự biến động của cục diện địa - kinh tế thế giới trở thành một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tác động tới vấn đề an ninh - phát triển của các quốc gia. Do vậy, trong bối cảnh mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế và quản lý để xây dựng và thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế và thể chế bền vững cho mỗi quốc gia và toàn cầu ngày càng trở nên quan trọng.
Kinh tế - với vai trò là ngành đào tạo và cũng là ngành khoa học tư duy, cùng với đúc rút kinh nghiệm ngàn đời sớm đã là lựa chọn khôn ngoan. Với nhiệm vụ nghiên cứu, tư duy lựa chọn những giải pháp tối ưu trên cơ sở các quy luật kinh tế, học thuyết kinh tế và thực tiễn để khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực khan hiếm ấy nhằm tạo ra tối đa lợi ích đáp ứng nhu cầu con người trong hiện tại và tương lai. Do đó, Kinh tế - được coi như là ngành đào tạo tư duy đổi mới sáng tạo cho phát triển kinh tế - làm giàu từ thực tiễn cho mỗi cá nhân, quốc gia và giải pháp sinh tồn cho nhân loại. Vậy, ngành Kinh tế có những gì?
Sinh viên ngành Kinh tế được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về kinh tế; kỹ năng phân tích kinh tế về hệ thống kinh tế – xã hội, kinh tế lượng, dự báo kinh tế, quản lý rủi ro, quản lý nhân lực, quản lý tài nguyên cho quá trình phát triển kinh tế, các kiến thức về tài chính, tiền tệ cho phát triển kinh tế…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng môi trường học tập năng động, hiện đại để sinh viên ngành Kinh tế phát triển bản thân toàn diện. Sinh viên được học tập, nghiên cứu, thảo luận chuyên môn cùng đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản từ trường đại học của các nước có nền khoa học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như Đức, Pháp, Bỉ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phillippines… Bên cạnh đó, sinh viên ngành Kinh tế còn được tham gia các đề tài, dự án trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, giao lưu với sinh viên quốc tế và các cựu sinh viên thành đạt, tham gia thực tập ở nhiều cơ sở, doanh nghiệp lớn để trau dồi kỹ năng mềm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn xã hội.
Với các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm có được, cử nhân ngành Kinh tế có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm rộng mở ở nhiều lĩnh vực:
– Cán bộ, viên chức công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước như Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ban ngành trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư, nông nghiệp, tài chính…
– Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp tư vấn, đầu tư, tài chính, ngoại thương với nhiệm vụ tư vấn, phân tích môi trường đầu tư kinh doanh, thương mại quốc tế.
– Thành viên của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision), Action Aid Việt Nam, Action on Poverty, Plan International Vietnam, ChildFund Việt Nam…
– Nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng về kinh tế và kinh tế phát triển như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương (IEM), Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Viện Khoa học Môi trường và Xã hội (ESSI), Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)…
– Làm chủ doanh nghiệp ở lĩnh vực kinh doanh, nông nghiệp.
Đặc biệt, sinh viên ngành Kinh tế tại Học viện còn có cơ hội du học bậc thạc sĩ, tiến sĩ tại các quốc gia tiên tiến như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines… thông qua các chương trình hợp tác của Học viện với các trường đại học, tổ chức trên thế giới.
|
|
Sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa và hoạt động xã hội |
Nếu bạn yêu thích Kinh tế và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký nguyện vọng vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mã trường: HVN, mã nhóm ngành: HVN11 với các khối xét tuyển: A00 (Toán, Vật lí, Hóa học); C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lí); D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh); D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
Thông tin liên hệ
Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939
Website: https://www.vnua.edu.vn/
Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn
Bạch Thủy – Bộ môn Phát triển nông thôn