Những năm gần đây, trừ những năm do dịch bệnh Covid hoành hành, Công đoàn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đều tổ chức cho cán bộ, viên chức tham gia gói, nấu bánh chưng dịp trước tết Nguyên Đán. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa, một nét văn hoá riêng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Năm nay Hội thi được tổ chức trong 2 ngày (12-13/1/2023) chào đón xuân Quý Mão, có gần 20 đội đăng ký tham gia trong đó có nhiều đội là Liên quân các Khoa, các Ban, Viện, Trung tâm. BCHCĐ khoa Kinh tế và PTNT đã cử các thầy cô tham gia chính thức: Đội gói bánh (3 cô: Đồng Thanh Mai, Lê Phương Thảo, Phạm Thị Thanh Thuý); Đội trình bày và thuyết trình (5 thầy cô: Đồng Thanh Mai, Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Thị Ngọc Thương, Đặng Nam Phương); Đội tham gia đun bánh + hậu cần: khoảng 20 người bao gồm cả thầy cô và các em sinh viên. Trực tiếp chỉ đạo là cô Phạm Thanh Lan – Phó Chủ tịch Công đoàn Khoa. Sau nhiều ngày chuẩn bị và nỗ lực cố gắng, Đội thi của khoa Kinh tế và PTNT đã xuất sắc đạt GIẢI ĐẶC BIỆT kèm phần thưởng 5 triệu đồng. Đây là một thành tích chung của Tập thể Khoa, rất có ý nghĩa trong dịp đón năm mới xuân Quý Mão. Các sản phẩm do đội thi của Khoa trình bày được đánh giá là đẹp, hợp lý, đặc sắc và sáng tạo, bài thuyết trình do cô Nguyễn Thị Phương trình bày đã làm xúc động đông đáo khán giả và nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng. Dưới đây là nội dung của bài thuyết trình với Chủ đề “Tết xưa sum vầy”:

“Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, bên mâm cơm nhỏ, bên sắc vàng tươi của những chậu cúc vàng như màu của nắng xuân, bên bếp lửa hồng của nồi bánh chưng xanh những yêu thương ấm áp lại tràn về. Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là cội nguồn, là món ăn đặc trưng của dân tộc. Tết xưa, bên nồi bánh chưng đỏ lửa là những người thân quen ngồi quây quần tụm lại bên nhau trông bánh, rồi kể cho nhau nghe những câu chuyện đời thường, những kỷ niệm nhuộm màu thời thời gian cả những câu chuyện hài vui vẻ. Đó là hình ảnh của nồi bánh chưng sum vầy, đoàn viên, bình dị nhưng ấm áp vô cùng. Chắc có lẽ bởi thế, dù ở đâu, cuộc sống có hiện đại và đầy đủ đến thế nào, người ta có thể bỏ qua những tấm áo mới nhưng chẳng thế nào bỏ lại được bánh chưng. Bánh chưng là sự tượng trưng cho trọn vẹn của đất trời, cho những gì đầy đủ nhất, ấm áp nhất của tình người bên nhau. Những chiếc bánh chưng ở đây: vuông vắn, tròn đầy, thơm phức, có màu xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của nếp, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, tất cả hòa quyện thành một món ăn trọn vị đất trời Việt Nam. Hơn thế, đó là minh chứng cho sự tỉ mỉ, khéo léo của cán bộ khoa Kinh tế & PTNT, là sự kết nối, quây quần, sum vầy của các thế hệ, các bộ phận qua từng công đoạn để tạo nên những chiếc bánh chưng đặc biệt, ấm áp tình Thầy, trò, đồng nghiệp. Khi ăn bánh chưng chúng ta có thể kết hợp với dưa, hành muối, sẽ càng làm món ăn trở nên đậm đà, trọn vị Tết. Không gian này, bối cảnh này, mâm cơm này đủ đưa chúng ta tìm về ký ức, những yêu thương, những kết nối và sự sum họp của gia đình và của Khoa Kinh tế &PTNT trong ngày Tết cổ truyền. Tết nay dẫu có đơn giản hơn, nhưng Tết vẫn là bánh chưng xanh, vẫn là dưa hành, vẫn là câu đối đỏ. Tết là nhà, là thương, là yêu, là sum vầy, đầm ấm, là mong đợi vào tương lai tươi đẹp trong xuân Quý Mão này”.

Một số hình ảnh liên quan đến Hội thi:

leftcenterrightdel
 

Đội thi gói bắt đầu…

 

 

leftcenterrightdel

 
leftcenterrightdel
 

Chuẩn bị và nổi lửa…

leftcenterrightdel
 

 

leftcenterrightdel
 

Trưng bày, dự thi và nhận GIẢI ĐẶC BIỆT…

Nguồn: BCHCĐ Khoa Kinh tế & PTNT