Cây hoa cúc chi đang là cây trồng chủ lực của làng dược liệu Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Cây hoa cúc chi có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng còn đối mặt với một số vấn đề còn tồn tại, do vậy, để thực hiện được mục tiêu phát triển hoa cúc chi thành cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập và góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người dân, địa phương nên chú trọng vào một số giải pháp sau đây: Một là, chính quyền địa phương cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển diện tích đất đai một cách hợp lý, tạo điều kiện tích tụ đất trồng hoa cúc chi cho các hộ dân, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế; Hai là, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất dài hạn hoa cúc chi, cán bộ khuyến nông cần hỗ trợ các hộ về kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, bảo vệ và nâng cao giá trị hoa cúc chi. Từ đó, tăng khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ; Ba là, chính quyền địa phương cần xúc tiến đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ hình thành, phát triển các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa hộ sản xuất và các tác nhân thu gom, doanh nghiệp chế biến để góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất, ổn định giá bán, hướng tới phát triển sản xuất hoa cúc chi theo hướng bền vững; Bốn là, để đảm bảo an toàn thực phẩm thì quy trình sản xuất hoa cúc chi trên địa bàn cần được thực hiện theo quy trình sản xuất an toàn. Vậy trong thời gian tới, chính quyền các cấp cần tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và vận động bà con nông dân thực hành sản xuất và chế biến hoa cúc chi theo tiêu chuẩn an toàn. Cần thiết phải có sự can thiệp mạnh mẽ hơn của chính quyền các cấp, sự tham gia liên kết của các ngành, các tác nhân trong chuỗi giá trị hoa cúc chi để thúc đẩy phát triển sản xuất hoa cúc chi theo hướng bền vững trong tương lai.

Chi tiết bài báo

                                                            Ths. Đoàn Bích Hạnh, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam