Seminar: Sử dụng phần mềm R trong phân tích kinh tế xã hội
Cập nhật lúc 08:36, Thứ hai, 20/03/2023 (GMT+7)
Trong một công trình nghiên cứu, việc phân tích số liệu là một trong những giai đoạn cốt lõi giúp chúng ta trả lời được câu hỏi nghiên cứu. Hiện nay, việc phân tích và xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam đã làm quen với nhiều chương trình, phần mềm xử lý số liệu như SPSS, STATA, Eviews, Excel, Limdep,… Các phần mềm như STATA, Eviews gần như chiếm lĩnh thị phần trong các nghiên cứu kinh tế định lượng (Econometric), thì SPSS là phần mềm thống kê xã hội rất phổ biến trong nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu. Tuy nhiên, các phần mềm này có nhược điểm đều là các phần mềm thương mại (phần mềm bản quyền và người sử dụng phải trả phí để có thể sử dụng).
Trong một công trình nghiên cứu, việc phân tích số liệu là một trong những giai đoạn cốt lõi giúp chúng ta trả lời được câu hỏi nghiên cứu. Hiện nay, việc phân tích và xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học tại Việt Nam đã làm quen với nhiều chương trình, phần mềm xử lý số liệu như SPSS, STATA, Eviews, Excel, Limdep,… Các phần mềm như STATA, Eviews gần như chiếm lĩnh thị phần trong các nghiên cứu kinh tế định lượng (Econometric), thì SPSS là phần mềm thống kê xã hội rất phổ biến trong nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu. Tuy nhiên, các phần mềm này có nhược điểm đều là các phần mềm thương mại (phần mềm bản quyền và người sử dụng phải trả phí để có thể sử dụng).
Trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 với sự bùng nổ của dữ liệu đang tạo ra môi trường nghiên cứu khoa học rộng mới với các dữ liệu lớn (big data). Sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số như hiện nay đã tạo ra một nguồn dữ liệu dồi dào giúp cho các nhà nghiên cứu sẽ giảm bớt được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc thu thập dữ liệu thông tin để chuyển sang việc tập trung khai phá thông tin (explore), để diễn giải dữ liệu, phân tích số liệu thông tin để đưa ra những quyết định chính xác hơn. Do đó, để tận dụng được các nguồn dữ liệu thông tin này thì đôi khi các nhà nghiên cứu phải sử dụng kết hợp 2 – 3 phần mềm một lúc để có thể tiếp cận được các nguồn dữ liệu này.
R là một ngôn ngữ lập trình (programming language) được thiết kế với mục đích phân tích dữ liệu. Khác với các phần mềm phân tích số liệu thương mại khác được kể ở trên, R là chương trình có mã nguồn mở (open source) và là phần mềm miễn phí. R được xây dựng với mục đích giành riêng cho phân tích dữ liệu nên R có hiệu năng mạnh mẽ trong việc tổ chức, khai phá, phân tích và trực quan dữ liệu. Việc sử dụng R sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu tiếp cận tốt nhất với nguồn dữ liệu khổng lồ (big data); cùng với đó là phân tích dữ liệu chỉ bằng một công cụ, phần mềm duy nhất và có thể mở được tất cả các file lưu trữ từ các phầm mềm xử lý số liệu khác nhau mà nó lại hoàn toàn miễn phí. Nhận thức được tầm quan trọng của phần mềm R trong phân tích dữ liệu đối với ngành kinh tế xã hội thì Chi đoàn Cán bộ Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn phối hợp với Dự án “Dự báo và Giám sát can thiệp dinh dưỡng” (NIFAM – Nutrition Intervention Forecasting and Monitoring) đã tổ chức “Seminar: Sử dụng phần mềm R trong phân tích kinh tế xã hội” cho giáo viên, nghiên cứu viên và sinh viên của khoa để giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm R trong phân tích kinh tế xã hội để có thể triển khai trong các nghiên cứu khoa học sau này.
Tại seminar, Th.S Đỗ Huy Hùng – Nghiên cứu viên Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã chia sẻ và giới thiệu, hướng dẫn cho giáo viên, nghiên cứu viên và sinh viên sử dụng phần mềm R trong phân tích dữ liệu và áp dụng vào trong nghiên cứu khoa học.
Buổi Seminar đã thu hút được đông đảo cán bộ và sinh viên của Khoa tham gia. Sau phần chia sẻ và hướng dẫn sử dụng phần mềm R thì giáo viên, nghiên cứu viên và sinh viên của khoa đã có dịp trao đổi kiến thức về phân tích dữ liệu thông tin và giải thích rõ hơn về áp dụng R trong việc ứng dụng phần mềm vào phân tích dữ liệu vào thực tiễn nghiên cứu khoa học.
Ninh Xuân Trung, Nguyễn Thị Lý - CĐCB – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn