Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viên (do dự án Việt Bỉ) tài trợ “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của hộ hông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”
Cập nhật lúc 08:13, Thứ hai, 31/10/2022 (GMT+7)
Ngày 8/10/2022, tại Phòng Hội thảo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Học viện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện (do dự án Việt Bỉ tài trợ): “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của hộ hông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”
Ngày 8/10/2022, tại Phòng Hội thảo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Học viện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện (do dự án Việt Bỉ tài trợ): “Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của hộ hông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, mã số: T2021 – 05 – 10VB do ThS. Bùi Thị Khánh Hòa chủ nhiệm.
ThS. Bùi Thị Khánh Hòa – chủ nhiệm đề tài – trình bày kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2019-2021, nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng lên, lượng mưa giảm, số giờ nắng gia tăng, số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn trước dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão, lũ, sương muối… gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Trước những khó khăn do BĐKH gây ra, theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu đã áp dụng một số giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiêp như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thời tiết (từ trồng ngô, lúa sang trồng cây ăn quả, từ giống lai sang giống nội địa…); điều chỉnh kỹ thuật nuôi trồng; kiến cố hóa ao nuôi, chuồng trại, lồng bè… Tuy nhiên, việc thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp tại Mộc Châu còn gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy, một số giải pháp đã được đưa ra nhằm tăng khả năng thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Cụ thể là: 1) Thiết lập và củng cố các thể chế, cơ sở hạ tầng hỗ trợ ứng phó với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp; 2) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; 3) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất; 4) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp; 5) Duy trì và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; 6) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thích ứng BĐKH.
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu TS. Mai Lan Phương, Bộ môn Phát triển nông thôn, nhận xét: Đây là một đề tài khoa học được tổ chức thực hiện nghiêm túc, các phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích, phạm vi nghiên cứu. Đề tài có tính cấp thiết, tính mới và tính ứng dụng thực tiễn. Hội đồng nghiệm thu đánh giá, về tổng thể, đề tài nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra, đã đảm bảo kết cấu và tính logic của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện. Đề tài được Hội đồng nhất trí nghiệm thu và xếp loại Khá.
Chủ nhiệm đề tài chụp ảnh lưu niệm cùng các thành viên trong Hội đồng
Bùi Thị Khánh Hòa – chủ nhiệm đề tài – Nhóm NCM Kinh tế và quản lý TNMT