- Không qua được vòng nộp hồ sơ (shortlist), có qua vòng hồ sơ thì không qua được vòng phỏng vấn (interview)
- Chưa thực sự tìm hiểu kỹ hiểu kỹ về cơ quan tổ chức mình ứng tuyển là gì: Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị, Tôn chỉ, Các lĩnh vực can thiệp, nhóm đối tượng can thiệp của tổ chức
- Không đọc kỹ bản mô tả công việc của vị trí mình ứng tuyển: Mục tiêu của vị trí tuyển dụng, các vai trò của công việc và kết quả mong đợi đối với từng nhiệm vụ.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác.
Rất nhiều các bạn khi trúng tuyển vào các chương trình dự án thì các bạn mơ tưởng về một công việc có lương cao, điều kiện làm việc tốt nhưng sự thực thì không như vậy. Và sự thực là các bạn có thể phải làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn, làm việc tại những vùng sâu vùng xa, thậm chí không đường, không điện, không mobile, không internet.
Bên cạnh đó thì các bạn còn thiếu rất nhiều những kỹ năng khi làm việc với cộng đồng. Được gọi chung là các kỹ năng về phát triển cộng đồng. Vậy một người cán bộ phát triển cộng đồng cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì và bạn cần làm gì để đạt được nó. Nó được phân loại thành 3 nhóm: Thái độ, Kiến thức và kỹ năng.
Thái độ là những gì liên quan tới niềm tin, xúc cảm của bạn. Nó thể hiện tinh thần và quan điểm của cá nhân bạn với định hướng nghề nghiệp, với công việc mà bạn lựa chọn. Thái độ sẽ quyết định hành động của bạn. Thái độ thì khó để xác định chính xác vì nó bao gồm các phẩm chất và niềm tin không hữu hình. Ví dụ: Tôi ứng tuyển vào vị trí này vì tôi rất thích và đam mê với công việc phát triển cộng đồng, ở đó tôi sẽ giúp được trẻ em và người nghèo có cuộc sống tốt hơn. Sau đây là một số những phẩm chất quan trọng cần có:
o Sự kính trọng đối với cá nhân, cộng đồng
o Ý thức mạnh mẽ về cam kết và trách nhiệm
o Sự đồng cảm
o Cởi mở và sẵn sàng đối mặt với khó khăn để tìm giải pháp thay thể, cơ hội mới và cách cải thiện
o Kiên trì, kiên nhẫn và bền bỉ
o Sẵn sàng tham gia mà không cần bất kỳ điều kiện gì.
Kiến thức: Đối với làm phát triển cộng đồng, yêu cầu bạn cần có một kiến thức rộng lớn về các lĩnh vực liên quan. Các kiến thức là các dữ liệu thông tin về cách làm, cách tiếp cận, các mô hình, các phương pháp làm việc với cộng đồng. Bất kỳ bạn là ai thì khi làm phát triển cộng đồng thì cần có các kiến thức sau:
o Cộng đồng;
o Kinh tế, xã hội và môi trường phát triển;
o Dân tộc, giới
o Đối tác, các bên liên quan
o Xây dựng đội nhóm (team)
o Giải quyết vấn đề và quá trình ra quyết định
o Quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý gây quỹ
o Các kiến thức về đào tạo, các cách làm việc với cộng đồng,
o Ngoại ngữ
Còn nhiều các kiến thức khác nhưng bạn hãy nhớ rằng không có một ai có thể có đầy đủ và tốt các kiến thức nói trên. Bạn cần lựa chọn những kiến thức chủ chốt theo định mục tiêu công việc trong giai đoạn trước mắt của mình. Quan trọng hơn là thái độ của bạn với những kiến thức khác thì như thế nào.
Kỹ năng: là cách mà bạn chuyển từ lý thuyết và kiến thức tới hành động. Kỹ năng là thể hiện bạn làm công việc này như thế nào? Kết quả ra sao? Có hiệu quả và hiệu suất không? Thể hiện thái độ và kiến thức thì rất đơn giản nhưng thế hiện kỹ năng thì không đơn giản chút nào. Đối với một cán bộ phát triển cộng đồng, kỹ năng là thứ rất cần thiết. Một số kỹ năng cần có của một cán bộ phát triển cộng đồng:
o Các kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy (facilitation) và làm việc nhóm
o Các kỹ năng xác định vấn đề, lập kế hoạch, giám sát và đánh giá
o Các kỹ năng giải quyết vấn đề và giải quyết xung đột
o Các kỹ năng tổ chức sự kiện, tập huấn.
Để có được kỹ năng thì nhất định bạn cần phải thực hành, bạn phải trải nghiệm các công việc thực tế, có nhiều kỹ năng bạn phải thực hành đi, thực hành lại nhiều lần mới thành công, thậm chí có khi cả đời cũng không thành thạo được. Quan trọng là thái độ bạn ứng xử như thế nào. Các kỹ năng các bạn có thể học thông qua các nhóm tự học, tham gia các nghiên cứu cùng với các thầy cô, tham gia các hoạt động tại thực địa.
Một số kinh nghiệm để các bạn có thể học các kiến thức và kỹ năng đó:
Về phía sinh viên
- Bạn cần xác đĩnh rõ mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Đi làm đúng chuyên ngành, làm ở vùng núi, vùng nông thôn, làm ở tại quê.
- Luôn thực hiện tốt chương trình học tập của khoa và nhà trường. Chủ động và tích cực tìm kiếm các tài liệu về chuyên ngành và nghề nghiệp và trau dồi kiến thức
- Sẵn sàng tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Các đề tài lựa chọn sẽ tập trung về vùng sâu vùng xa, chọn các đề tài liên quan tới khảo sát và làm việc tại thực địa.
- Đăng ký và tham gia các hoạt động nghiên cứu, các đề tài của giảng viên trong trường.
- Học tiếng anh
Bên cạnh đó không thể thiếu được sự định hướng, tư vấn của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Họ chỉ là những người chỉ đường vạch lối chứ không làm thay chúng ta được. Do đó quyết định cuối cùng vẫn ở bản thân mỗi bạn sinh viên, mỗi bạn sẽ chọn cho mình một con đường thích hợp với sở thích và đam mê của mình. Và mình tin rằng mỗi các bạn cũng sẽ có một ước mơ cùng một kế hoạch tốt để được có những công việc được đúng chuyên môn đào tạo.
Trên là một số chia sẻ kinh nghiệm của tôi về công việc làm cán bộ phát triển cộng đồng – một những công việc mà các bạn học chuyên ngành Phát triển nông thôn có thể lựa chọn khi tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chúc các bạn sinh viên sức khỏe, thành công tốt đẹp
Danh sách sinh viên Ngành Phát triển Nông thôn hiện đang làm việc cho World Vision
1. Hà Thu Trà – KN 54
2. Đặng Thị Thuyết - KN 53
3. Phạm Xuân Hoa – KN52
4. Trần Thị Tuyết Mai – KN51
5. Hoàng Thị Vân – KN50
6. Nguyễn Xuân An – KN49
7. Trịnh Văn Thim – KN55