Công tác hợp tác quốc tế trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh đổi mới công tác đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, năng lực hội nhập và làm việc trong môi trường quốc tế của đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, không ngừng lan tỏa quan điểm, chính sách, thành tựu đổi mới, phát triển của đất nước và giá trị văn hóa của dân tộc, qua đó nâng tầm vị thế của Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói chung và Khoa Kinh tế nói riêng trên trường quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã nỗ lực liên kết với các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Về nghiên cứu: Khoa đã phối hợp với Đại học Sydney (Australia), Đại học Humboldt (Đức), Học viện Công nghệ Châu Á (Thái Lan), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Trung tâm nAghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc, Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) và các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) thực hiện các nghiên cứu về: Đánh giá tác động tổng thể của các Chương trình giảm nghèo vùng Tây Bắc, Giải pháp giảm nghèo bền vững, Đánh giá chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Nghiên cứu chuỗi giá trị, Phát triển du lịch làng nghề truyền thống, Cải thiện thu nhập cho cac hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc, Nâng cao chất lượng thực thi các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Xây dựng và quản lý nhãn hiệu, Giải pháp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

leftcenterrightdel
 

Ảnh: PGS. TS. Nguyễn Phượng Lê (Trưởng bộ môn KTNN và Chính sách – trái) Toạ đàm với các chuyên gia

Về đào tạo: Khoa không chỉ cử cán bộ đi học tập dài hạn và ngắn hạn mà còn nhận nhiều sinh viên quốc tế đến học tập và nghiên cứu tại khoa, điển hình như Khoa đã phối hợp với trường Đại học Tây Úc (Australia), Đại học Chuo và Đại học Miyazaki (Nhật Bản), Đại học Khoa học Nông nghiệp (Thụy Điển), Trường Đại học Kentucky (Mỹ), Đại học Chiết Giang (Trung Quốc), Trường Đại học Kasetsart, Thái Lan đào tạo các khóa ngắn hạn cho sinh viên đại học. Hiện tại, Khoa đang đào tạo bậc đại học và sau đại học cho các học viên và sinh viên đến từ các quốc gia như: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cam pu chia, Ăng gô la, Nhật Bản, Hà Lan, Bờ Biển Ngà.

leftcenterrightdel
 

Ảnh: Sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp chất lượng cao

Về chuyển giao: Đặc thù của khối ngành kinh tế xã hội là chuyển giao khoa học công nghệ chủ yếu thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn. Trong những năm gần đây, Khoa Kinh tế và PTNT, đặc biệt là Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách đã thực hiện nhiều khóa đào tạo ngắn hạn cho các chuyên gia nước ngoài như: Tập huấn về Phương pháp khuyến nông cho cán bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, tập huấn về Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp cho cán bộ Bộ Nông nghiệp Sri Lanka, tập huấn về Cải cách thủ tục hành chính và môi trường đầu tư cho cán bộ Bộ Phúc lợi xã hội Bangladesh…

Ảnh: Tập huấn về Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp cho cán bộ Bộ Nông nghiệp Sri Lanka

Các hoạt động hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các Bộ môn trong Khoa được các đối tác đánh giá cao, qua đó nâng cao uy tín không chỉ của Khoa mà còn của cả Học viện trên trường quốc tế.

leftcenterrightdel
 

Một số hoạt động của Bộ môn

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

 

Ảnh: Trao đổi kinh nghiệm trong quản lý Hành chính công tại Trung tâm HCC tỉnh Quảng Ninh

leftcenterrightdel
 

Ảnh: GS. TS. Đỗ Kim Chung Trao đổi với chuyên gia nước ngoài về chuyên môn

leftcenterrightdel
 

Ảnh: PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng – Bí thư Chi bộ Khoa, Phó trưởng khoa (trái) và TS. Lưu Văn Duy (phải) thăm hỏi, động viên sinh viên Nhật Bản (giữa) lớp KTNN64A

 

Bộ môn KTNN&CS