Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn với các nhóm nghiên cứu mạnh duy trì hoạt động seminar trong suốt thời gia qua nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của các cán bộ, giảng viên trong khoa. Ngày 22 tháng 08 năm 2022, tại phòng 405 của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn (nhà Hành chính) Tiến sĩ Trần Đức Trí – thành viên của nhóm nghiên cứu manh về Chính sách nông nghiệp đã trình bày nghiên cứu với chủ đề "Technical efficiency, technical change, and return to scale in Vietnam Agriculture: A stochastic output distance function approach" (Hiệu quả công nghệ, sự thay đổi công nghệ, và lợi suất theo quy mô trong nông nghiệp Việt Nam: Cách tiếp cận hàm khoảng cách đầu ra ngẫu nghiên).

Thực tế cho thấy một trong những khó khăn đối với người nông dân đó là phân bổ các nguồn lực của hộ gia đình như đất đai, lao động, vốn... đối với các hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Việc sử dụng hàm khoảng cách giúp đo lường được trong trường hợp có nhiều đầu ra với các nguồn lực của hộ nông dân bị giới hạn.

leftcenterrightdel
 

Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra có lặp lại (balanced panel data) của 487 hộ nông dân phỏng vấn mỗi 2 năm từ 2008 đến 2016 đem đến 2435 quan sát ở 3 tỉnh của Việt Nam (Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu). Sau khi sử dụng các cách kiểm định khác nhau để chọn được ra mô hình tốt nhất, nghiên cứu đã ước tính được hiệu quả công nghệ của ngành nông nghiệp Việt Nam là 89,29% và có sự khác biệt giữa các vùng nghiên cứu. Hiệu quả công nghệ trong sản xuất nông nghiệp giảm theo các năm, điều đó cho thấy trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng GDP có xu hướng giảm qua các năm. Tất cả các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, chi khác) có tác động cùng chiều tới giá trị sản xuất nông nghiệp. Một số hộ nông dân tiêu biểu đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và đạt được thành tựu cao trong khi các hộ khác vẫn duy trì phương thức cũ, điều này dẫn đến khoảng cách ngày càng lớn giữa các hộ nông dân. Sự thay đổi công nghệ trong suốt giai đoạn nghiên cứu giảm 4,43% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Hiệu suất theo quy mô của ngành nông nghiệp trong cả giai đoạn 2008-2016 đạt 78,48% và tăng đều qua các năm điều đó cho thấy các hộ nông dân đang điều chỉnh và kết hợp các yếu tố đầu vào càng ngày càng hợp lý. Tốc độ tăng TFP có xu hướng giảm với mức giảm bình quân 2,71%.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả công nghệ cho thấy số thành viên của hộ gia đình và phân mảnh đất đai có tác động tích cực tới hiệu quả công nghệ trong khi đó biến dân tộc có tác động ngược chiều. Nghiên cứu cũng cho thấy cần phải cẩn trọng và cân nhắc trong quá trình dồn điền đổi thửa đối với những vùng có sự đa dạng sinh học.

Nhóm NCM Chính sách nông nghiệp