Cùng với xu hướng hồi phục của nền kinh tế thế giới, các cam kết hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng của nền kinh tế Việt Nam chính là tín hiệu khả quan cho sự gia tăng nhu cầu nhân lực trong khối ngành Kinh tế của các đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài nước. Cùng với nhiều trường đại học lớn, trọng điểm quốc gia như Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Học viện Tài chính, ở Học viện nông nghiệp Việt Nam, khối ngành Kinh tế với các chuyên ngành đào tạo đa dạng luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều học sinh tốt nghiệp PTTH.

Đã từ lâu, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được biết đến là cái nôi đào tạo sinh viên ngành Kinh tế. Ngành Kinh tế đã trở thành một trong 4 ngành đào tạo truyền thống của Khoa, hiện đang được xây dựng và phát triển ở cả 3 trình độ:

+ Đại học với các chuyên ngành: Kinh tế, Quản lý kinh tế, Kinh tế phát triển, và Kinh tế tài chính chất lương cao (dạy bằng tiếng Anh).

+ Cao học với chuyên ngành: Quản lý kinh tế.

+ Nghiên cứu sinh với chuyên ngành: Kinh tế phát triển.

Khoa Kinh tế & PTNT không chỉ là cơ sở đào tạo, mà còn là môi trường, là gia đình, nơi luôn chào đón, đồng hành và hỗ trợ để sinh viên khối ngành Kinh tế được phát triển bản thân; được hòa nhập với bạn bè, thầy, cô; được giao lưu với các cựu sinh viên thành đạt và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực tập ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp lớn; tham gia các hoạt động tình nguyện và rất nhiều hoạt động văn hóa – thể thao – giải trí khác.

Ảnh 1: Buổi lễ chào mừng tân sinh viên K62 ngành Kinh tế

Ảnh 2: Sinh viên Kinh tế K62 với giảng viên môn học Kinh tế Việt Nam

 

  

Ảnh 3: Sinh viên ngành Kinh tế tham quan nhà máy sản xuất thực phẩm UNIBEN Hưng Yên.

Ảnh 4: Sinh viên Kinh tế tham gia tình nguyện ở Nông Cống, Thanh Hóa – tháng 6/2018.

 

Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế ở Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, người học có những phẩm chất về kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc như sau:

·        Về kiến thức

-                     Hiểu được những kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế ở Việt Nam; Vận dụng các kiến thức cơ bản trên trong công tác quản lý các hoạt động kinh tế ở các cấp độ từ đơn vị kinh tế riêng lẻ đến quản lý nhà nước về kinh tế; Phân tích, đánh giá tính hiệu quả của các các mô hình, hình thức tổ chức của các đơn vị kinh tế trong thực tế.

-                     Hiểu được những kiến thức cơ bản về kinh tế học, kế toán, marketing, tài chính, tiền tệ làm nền tảng cho những môn học chuyên sâu. Kết hợp nội dung lý thuyết và thực tiễn sản xuất, vận dụng các phương pháp của nguyên lý kinh tế, toán học kinh tế để có thể phân tích và giải quyết các vấn đề trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động kinh tế.

-                     Ứng dụng, phân tích, đánh giá các lý thuyết và ra các quyết định ở các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế cơ bản: kinh tế và quản lý trong các ngành sản xuất vật chất (ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Xây dựng); thị trường các yếu tố sản xuất; kinh tế đầu tư, kinh tế tài nguyên, kinh tế môi trường, kinh tế phát triển; kinh tế bảo hiểm, thị trường chứng khoán, thương mại, dịch vụ…

·        Về kỹ năng

-          Chuẩn hóa và phối hợp các kỹ năng sử dụng các phương pháp của thống kê kinh tế xã hội thực hiện hoạt động tổng hợp, phân tích, đánh giá và ra các quyết định trước các biến cố kinh tế vĩ mô trong cuộc sống

-                     Thực hiện một số kĩ năng lãnh đạo, ra quyết định, chỉ đạo thực hiện chính sách trong một số tình huống thực tế.

-         Có kỹ năng tư duy phê phán, logic, sáng tạo trong việc khái quát hoá thực tiễn thành các quy luật, hiểu bối cảnh xã hội, ngoại cảnh và tổ chức, có thể tăng cường phát huy kỹ năng làm việc của cá nhân trong đời sống và xã hội.

-         Có kỹ năng chuẩn bị, tổ chức và trình bày, diễn thuyết, phát biểu, thuyết trình nhằm cung cấp thông tin, hoặc thuyết phục người khác thông qua diễn thuyết, phát biểu trước các buổi lễ; kỹ năng nhận đoán được và ứng phó với phản ứng của người nghe.

-         Phối hợp được các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh để thực hiện những tình huống giao tiếp liên quan đến công việc và phục vụ cuộc sống cũng như khai thác thông tin, tài liệu bằng Tiếng Anh cho nghiên cứu kinh tế

-         Phối hợp thành thạo các kỹ năng trong sử dụng máy vi tính nhằm tìm kiếm, khai thác, phân tích thông tin trên Internet phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học

·        Về thái độ

-                     Hình thành ý thức và thái độ tốt, tác phong nhanh nhẹn, tích cực tiếp cận thực tế; tự tin, sáng tạo trong nghiên cứu cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề kinh tế và trong cuộc sống sau này.

-                     Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm, tích cực đóng góp giải quyết những vấn đề trong Nhà trường và trong đời sống xã hội

Với các kiến thức, kỹ năng, và thái độ làm việc chuyên nghiệp có được, các cử nhân Kinh tế sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm rộng mở ở nhiều lĩnh vực như sau:

-           Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế;

-           Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và các tổ chức nghiên cứu và đào tạo liên quan tới kinh tế.

-           Các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế;

-           Các dự án do các tổ chức phi chính phủ thực hiện ở Việt Nam

Hàng năm, Học viện Nông nghiệp Việt nam, Khoa Kinh tế &PTNT luôn nỗ lực kết nối, tổ chức “Ngày hội việc làm”, cập nhật thông tin việc làm trên website và fanpages để giúp các sinh viên của học viện nói chung và của khối ngành Kinh tế nói riêng tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt nhất. Kết quả khảo sát các cựu sinh viên ngành Kinh tế tốt nghiệp tại Khoa Kinh tế & PTNT 5 năm gần đây cho thấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp 6 tháng đạt trên 90%.

Ảnh 5: Ngày hội việc làm 2018